Để truy cập vào tùy chọn mới, trước hết bạn cần mở trang web Netflix, sau đó đăng nhập vào tài khoản.
![]() |
Tiếp theo, bạn chọn hồ sơ mình muốn đặt mã PIN.
![]() |
Kế đến, bạn rê chuột lên ảnh đại diện ở phía trên góc phải, và chọn tùy chọn Account (Tài khoản) từ danh sách xổ xuống.
![]() |
Tìm đến phần Profile & Parental Controls (Hồ sơ và tính năng kiểm soát của cha mẹ), sau đó bấm lên nút mũi hướng xuống nằm ở bên phải tên hồ sơ bạn muốn đặt mật khẩu.
![]() |
Từ danh sách xổ xuống, bạn bấm lên nút Change (Thay đổi) nằm ở bên phải tùy chọn Profile lock (Khóa hồ sơ). Mặc định, tùy chọn này sẽ ở chế độ Off (Tắt).
![]() |
Ở trang web hiện ra, Netflix sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu đăng nhập tài khoản để thay đổi cài đặt Profile lock (Khóa hồ sơ) trên hồ sơ bạn chọn. Lưu ý, nếu bạn chia sẻ tài khoản Netflix với người khác, bất kỳ ai biết mật khẩu tài khoản đều có thể truy cập vào trang này và xóa mã PIN bạn đã đặt. Hãy nhập mật khẩu và bấm nút Continue (Tiếp tục).
![]() |
Tiếp theo, bạn đánh dấu chọn vào hộp kiểm Require a PIN to access [Name]’s profile (Yêu cầu nhập mã PIN để truy cập vào hồ sơ của [Tên_hồ_sơ]), sau đó bạn nhập 4 con số bất kỳ làm mã PIN, chẳng hạn 1234.
Trường hợp, bạn muốn cấm người khác tạo hồ sơ trên Netflix khi chưa có sự đồng ý từ bạn, hãy chọn thêm tùy chọn Require [Name]’s PIN to add new profiles (Yêu cầu nhập mã PIN của [Tên_hồ_sơ] để thêm hồ sơ mới).
![]() |
Cuối cùng, bạn bấm nút Save (Lưu). Nếu kích hoạt mã PIN thành công, bạn sẽ thấy thông báo Profile lock saved (Đã lưu Khóa hồ sơ).
![]() |
Sau này mỗi khi bạn xem Netflix xong, bạn cần bấm lên nút ảnh đại diện ở phía trên góc phải, sau đó chọn Exit profile (Thoát hồ sơ) để đăng xuất khỏi hồ sơ của mình.
![]() |
Khi ai đó chọn hồ sơ bạn đã đặt mật khẩu, họ sẽ phải nhập mật khẩu trước khi có thể truy cập nó.
![]() |
Với tính năng kiểm soát của cha mẹ của Netflix, bạn thậm chí còn có thể lọc nội dung theo độ tuổi trên từng hồ sơ sử dụng tùy chọn Viewing restrictions (Giới hạn xem).
![]() |
Ca Tiếu (theo How-to Geek)
Chỉ vì bạn bị cách ly tại trung tâm tập trung hoặc tại nhà không có nghĩa là bạn không thể xem phim giải trí cùng bạn bè.
" alt=""/>Cách đặt mật khẩu bảo vệ hồ sơ trên NetflixThực tế, kể từ đầu mùa, Kepa đã trình diễn phong độ thiếu thuyết phục. Anh đang nằm trong nhóm những thủ môn có tỷ lệ phần trăm cản phá kém nhất ở Ngoại hạng Anh (56%).
The Sun cho hay, Kepa và HLV Lampard đã có cuộc trò chuyện trao đổi trực tiếp với nhau trên sân tập gần đây. Bản thân Kepa rất tự tin mình vẫn là thủ môn số 1 của Chelsea.
Cũng một phần bởi thủ thành dự bị Caballero cũng bắt không tốt khi được trao cơ hội trên sân King Power. Anh đã mắc sai lầm dẫn đến bàn thua thứ 2 (Ben Chilwell).
Thế nên, nhiều khả năng Kepa sẽ trở lại khung gỗ ở đại chiến MU vào đầu tuần tới. Lãnh đạo The Blues hy vọng chàng thủ môn đắt nhất Thế giới sớm lấy lại phong độ đỉnh cao giúp Chelsea đoạt vé dự C1.
Đoàn quân áo xanh đã không biết đến mùi chiến thắng trong 3 trận gần nhất tại Ngoại hạng Anh. Hiện Chelsea đang bị các đối thủ Sheffield United, Tottenham, Everton, Man United và Wolves bám sát ngay phía sau.
* An Nhi
" alt=""/>Kepa trở lại bắt chính ở đại chiến Chelsea vs MUKhi COVID-19 xâm nhập vào cơ thể người, một số người sẽ có triệu chứng nhiễm trùng và sốt. Tuy nhiên, tình trạng thể chất của mỗi người là khác nhau, do đó, không phải cứ sốt là có nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Để chẩn đoán chính xác bệnh này, còn phải trải qua nhiều xét nghiệm phức tạp hơn nữa.
Bên cạnh đó, việc ho khan và thậm chí có đờm đặc và bọt, khả năng cao là triệu chứng của bệnh nhân mắc viêm phổi. Đây là một triệu chứng khá nghiêm trọng và phổ biến của COVID-19, báo hiệu bạn nên đi khám và kiểm tra sức khoẻ ngay.
Khó thở
![]() |
Thứ hai, nếu bạn thực sự thấy khó thở thì khả năng nhiễm COVID-19 là rất lớn. Khi virus này sẽ xâm nhập cơ thể, nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kiểm soát hệ hô hấp, dẫn đến triệu chứng khó thở, tức ngực,… Lúc này, bạn nên đến bệnh viện kịp thời trước khi bệnh tình trở nên trầm trọng.
Đây là 2 triệu chứng phổ biến nhất nếu COVID-19 xâm nhập cơ thể. Nếu bạn thực sự có hai tình trạng này, nên chú ý đến chúng và đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
Nếu bạn không may nhiễm COVID-19, đầu tiên phải làm là giữ bình tĩnh, tự cách ly bản thân ở nơi thông thoáng, sạch sẽ. Sau đó đến bệnh viện để được xét nghiệm kịp thời.
Trong quá trình điều trị COVID-19, luôn duy trì thái độ lạc quan và tích cực đồng thời tin tưởng các y bác sĩ, giúp sớm khắc phục và điều trị thành công.
Dưới đây là những khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới để phòng ngừa dịch COVID-19 và hạn chế chúng lây lan.
Vitamin D: Một trong những loại thuốc hoặc chất bổ sung được đề cập nhiều nhất hiện nay đó là vitamin D. Dịch bệnh bùng phát vào mùa đông, đây là thời điểm ít ánh sáng mặt trời, dẫn đến lượng vitamin D trong cơ thể thiếu hụt.
Đeo khẩu trang hoặc che miệng: COVID-19 lây lan chính bằng những giọt bắn, vì vậy đeo khẩu trang và che miệng bằng khăn giấy hoặc khủy tay mỗi khi ho hoặc hắt hơi là bước quan trọng để hạn chế dịch bệnh.
![]() |
Rửa tay thường xuyên: Đây là bước vô cùng quan trọng để hạn chế dịch bệnh lây nhiễm, lưu ý bạn nên rửa tay nhiều lần trong ngày xà phòng và nước sạch. Nếu đi ra ngoài có thể mang theo nước rửa tay chứa cồn.
Hạn chế đến nơi công cộng hoặc chỗ đông người.
Ăn chín: COVID-19 có quá trình lây nhiễm nhanh và vô cùng phức tạp. Vì vậy các chuyên gia của WHO khuyến cáo bạn nên ăn chín uống sôi, đặc biệt là chế biến kỹ thịt trứng để giảm thiểu khả năng nhiễm khuẩn.
Hà Vũ (dịch theo Sohu)
Mary Mallon là bệnh nhân số 0 đặc biệt nhất lịch sử Mỹ bởi cô là người đầu tiên được phát hiện mắc thương hàn nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào.
" alt=""/>2 triệu chứng sau thường gặp ở người mắc Covid